Nói về "bẫy nợ ngoại giao"



Cho đến nay, chưa tổ chức nghiên cứu nào đưa ra định nghĩa về “bẫy nợ”, nhưng dựa vào trường hợp các quốc gia vay nợ dẫn đến "mất chủ quyền kinh tế" hiện nay, có một đặc điểm chung về “bẫy nợ” được hình thành khi hội tụ đủ bốn yếu tố: (1) các khoản vay lớn, (2) lãi suất cao, (3) vay trong thời gian ngắn (10-15 năm), ít gia hạn để phục vụ xây dựng hệ thống "cơ sở hạ tầng" dẫn đến việc quốc gia mất khả năng trả nợ và phải (4) dùng các nguồn lực khác (tài nguyên, chủ động về chính sách tạo điều kiện cho chủ nợ, ủng hộ về chính trị...) để trả nợ.

Theo đó, chiến dịch "bẫy nợ" này đã được áp dụng hơn trăm năm qua, bắt đầu từ Mỹ sau đó đến các nước Châu Âu và Nhật rồi bây giờ là Trung Quốc cũng đang áp dụng.

1. Nguyên lý đầu tiên của "bẫy nợ ngoại giao" chính là: "sự tham nhũng của con người".

2. Tiền giá rẻ hoặc các tiêu chuẩn cho vay thấp nên con nợ càng muốn vay, các chủ nợ còn hối lộ để bên đó vay hơn, vì vay xong thì cho công ty "nước chủ nợ" xây dựng, sử dụng trong bao lâu.

3. Vì tiền nhiều nên làm ăn chểnh mảng, đội vốn, và ODA là dạng gần đây thấy rõ nhất như của Nhật, Pháp, Trung Quốc ở các tuyến Metro. Nói rõ thì ODA cũng chính là 01 dạng "bẫy nợ ngọai giao" và Nhật là nước cho Việt Nam vay ODA nhiều nhất.

4. Vì đội vốn nên càng vay, và càng vay thì tình trạng "chủ nợ" đi hối lộ càng nhiều để "con nợ" lại càng vay nhiều. Đến lúc vay không trả nổi thì bắt đầu "chủ nợ" quay sang đòi điều kiện dẫn đến mất "chủ quyền kinh tế".

Đến đây thì phân ra 2 nhánh:

5.1. Nếu "con nợ" xử lý tốt, công trình xong, có lời, nhưng giá cả mặt bằng chung các công trình khác cũng cao hơn (do đội vốn, lần sau tụi nhà thầu có cớ để nâng giá xây dựng) từ đó gián tiếp làm giá xây dựng, giá nhà đất từ ảo thành thật, các cơ sở hạ tầng bị nâng giá, lạm phát gia tăng. Cái này là yếu tố mặt trái, bù lại, có công trình để phát triển kinh tế, nhưng không kiểm soát tốt thì về lâu về dài lượng thu không bù nổi lượng ảo dẫn đến cái gọi là "nổ bong bóng kinh tế"

5.2. Nếu "con nợ" xử lý tệ, công trình xong bị lỗ, lâm vào cảnh khốn đốn tài chính thì phải nhượng quyền lại các cơ sở hạ tầng vừa xây xong, thường thì thằng nào "cho vay" thằng đó sẽ được nhượng.

Cái bẫy nợ này trước giờ vẫn đầy trên thế giới, người đi đầu là Mỹ, sau là một số nước châu Âu. Nhưng vì Mỹ nắm được thóp của Đức, Pháp , Anh nên chủ yếu ta thấy kiểu này ở châu Á, tiêu biểu là Nhật với ODA.

6. Nếu nói về "bẫy nợ ngoại giao" ở Việt Nam thì trò này được Hoa Kỳ áp dụng với chính Ngụy quyền thông qua cái gọi là "viện trợ kinh tế", qua việc viện trợ ấy hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng ở miền nam đều do các Chủ đầu tư và Nhà thầu người Mỹ thực hiện, điều này đã giúp hàng hóa của Mỹ có thị trường xuất khẩu, đảm bảo mang về cho Hoa Kỳ hàng tỷ đô mỗi năm.

Các định chế tài chính do Mỹ cho các nước vay đều phải có điều kiện về chính trị. Vay xong họ tìm mọi cách cho quốc gia ấy lâm vào tình trạng khó khăn và chiếm các nguồn tài nguyên và khống chế nhà nước.

Cuốn sách "lời thú tội của sát thủ kinh tế " nói rất rõ.

Hiện nay hầu hết các khoản nợ của châu Phi được nắm giữ bởi các nước phương Tây và các tổ chức được phương Tây ủng hộ như IMF và Ngân hàng Thế giới. Một báo cáo SAIS-CARI từ tháng 8 năm 2018 cho thấy "các khoản vay của Trung Quốc hiện không phải là một đóng góp chính cho tình trạng nợ nần ở Châu Phi". Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không sử dụng "bẫy nợ ngoại giao", bởi thực sự thì chả quốc gia tiềm lực nào trên thế giới lại không dùng cách này để "tống bớt tiền ra thế giới"!